Công ty Vệ sinh Nhất Tín chúng tôi là đơn vị trực tiếp thi công gói tổng vệ sinh cho nhà máy thủy điện ĐAKĐRINH Quảng Ngãi.

Hình ảnh Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện ĐAKĐRINH Quảng Ngãi.

Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện
Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện
Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện
Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện
Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện
Tổng vệ sinh nhà máy thủy điện

Quy trình thực hiện vệ sinh nhà máy sẽ gồm các bước làm cơ bản sau:

Bước 1: Vệ sinh nhà máy khu vực trần nhà.

Bước làm đầu tiên khi thực hiện quy trình vệ sinh tại nhà máy đó là làm sạch khu trần nhà. Thường khu vực này  các nhà máy thường thiết kế dạng các thanh xà ngang với hệ thống cáp đèn điện phù hợp. Do đó, để làm sạch khu vực này theo đúng quy trình chuẩn thì đơn vị thi công vệ sinh cần phải áp dụng biện pháp làm sạch bằng cách dùng chổi quét dọn bụi bẩn và màng nhện bám trên trần.

Thông thường trần nhà của các nhà máy sẽ có độ cao dao động từ 8-12m. Do đó, nếu không có kinh nghiệm thì các đơn vị nhà máy thường không thể tự mình thực hiện vệ sinh ở độ cao như vậy. Chính vì vậy, giải pháp hoàn hảo nhất đó là lựa chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh nhà xưởng uy tín để hợp tác. Các đơn vị dịch vụ vệ sinh uy tín sẽ có đầy đủ các thiết bị, máy móc cần thiết cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nên việc vệ sinh trần nhà xưởng sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả thực hiện sẽ tốt hơn.

Khi vệ sinh trần nhà máy, các nhân viên trực tiếp thực hiện cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cần thiết như nón, mũ, giày và dây thắt an toàn. Vị trí cao như trần nhà sẽ phải sử dụng xe nâng hạ hoặc giàn giáo chắc chắn để đảm bảo với khoảng cách từ 8m trở lên có thể thực hiện quy trình vệ sinh nhà máy tại khu vực trần nhà được sạch sẽ.

Bước 2: Thực hiện vệ sinh nhà máy tại các vị trí xung quanh

Tại các khu vực xung quanh nhà máy, nhân viên vệ sinh sẽ phải tiến hành loại bỏ bụi bẩn và mạng nhện bám trên bề mặt. Thông thường sẽ vệ sinh các khu vực tường nằm ở vị trí xung quanh nhà máy bằng cách quét màng nhện. Sau đó tiến hành lau chùi lại một lần nữa cho thật sạch sẽ.

Bước 3: Dọn dẹp vệ sinh các thiết bị máy móc trong nhà máy

Các loại máy móc thiết bị bên trong nhà máy sau một thời gian sử dụng thường rất nhiều bụi bẩn bám trên đó. Do đó, làm sạch máy móc, thiết bị sẽ là công đoạn tiếp theo thuộc quy trình vệ sinh nhà máy mà các đơn vị cần thực hiện.

Tùy từng loại máy móc, thiết bị sẽ có cách vệ sinh làm sạch khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì khi vệ sinh máy móc cần phải có sự tham vấn và hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật của nhà máy. Bởi đội ngũ kỹ thuật sẽ nắm rõ nhất đặc thù và kết cấu của từng loại máy. Thông qua đó sẽ có cách vệ sinh phù hợp để tránh việc làm hỏng máy mà vẫn đảm bảo hiệu quả vệ sinh dọn dẹp máy móc sạch sẽ.

Thông thường, máy móc sẽ được vệ sinh bằng cách lau sạch và dùng các loại hóa chất chuyên dụng để làm sạch.

Bước 4: Thực hiện vệ sinh làm sạch sàn nhà máy

Theo đúng như quy trình vệ sinh nhà máy thì làm sạch sàn nhà là công đoạn mất nhiều thời gian. Bởi sàn nhà thường rất bẩn và có chứa rất nhiều chất bụi bẩn, dầu mỡ và hóa chất. Chính vì vậy khi thực hiện vệ sinh làm sạch sàn nhà đòi hỏi sự tỉ mỉ. Hiện nay các đơn vị vệ sinh chuyên nghiệp thường sử dụng các loại máy móc như máy đánh sàn nhà để làm sạch sàn, máy hút bụi bẩn. Do đó, việc thực hiện làm sạch sàn nhà sẽ trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hóa chất tẩy rửa sàn nhà cần phải đảm bảo có sự chọn lựa phù hợp. Bởi mỗi một loại sàn nhà sẽ có các loại nước tẩy rửa khác nhau.

Bước 5: Kiểm tra lại tổng thể toàn bộ các khu vực đã vệ sinh

Bước cuối cùng trong quy trình vệ sinh nhà máy đó là tiến hành kiểm tra tổng thể toàn bộ các khu vực đã được tiến hành dọn dẹp và làm vệ sinh. Nếu khu vực nào chưa được vệ sinh sạch sẽ thì cần phải nhanh chóng khắc phục và tiến hành làm sạch lại một lần nữa. Để đảm bảo sau khi kiểm tra lại thì mọi khu vực được dọn dẹp vệ sinh đều luôn sạch sẽ.